Giáo an

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Thái độ:      

- Giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, hứng thú say mê khi hoạt động âm nhạc. 

- Trẻ có ý thức học tập, chú ý lắng nghe cô và biết thể hiện cảm xúc của mình cùng cô.

- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu quý các loại hoa.

2. Kỹ năng:  

- Dạy kỹ năng vỗ tiết tấu kết hợp theo lời bài hát“ Ra chơi vườn hoa”.

- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, kỹ năng chú ý, lắng nghe cô hát.

- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khi chơi trò chơi âm nhạc.

3. Kiến thức:

- Trẻ biết vỗ tiết tấu kết hợp theo lời bài hát: “Ra chơi vườn hoa” nhạc và lời của Văn Tấn.

- Trẻ hứng thú khi nghe nhạc: “Lý cây bông” Dân ca Nam bộ.

- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất”
2. CHUẨN BỊ :

- Nhạc bài hát: “Ra chơi vườn hoa” “Lý cây bông”.

- Phách gõ, xắc xô, ghế thể dục.

3. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1: Hát kết hợp vỗ TTKH theo lời bài hát “Ra chơi vườn hoa”.

Chào mừng tất cả các con đến với chương trình giao lưu âm nhạc chào mừng ngày 8.3 của lớp 5-6 tuổi B ngày hôm nay.

- Đến với chương trình giao lưu âm nhạc ngày hôm nay cô và các bạn được nhận một món quà bất ngờ. Các con xem đây là món quà gì nào?

- Cho cả lớp xem lẳng hoa.

- Món quà gì đây các con?

- Muốn có những bông hoa đẹp thì chúng ta làm gì?

=> Giáo dục trẻ: Yêu thiên nhiên, bảo vệ hoa.

- Có một bài hát nhắn nhủ chúng ta những điều đáng nhớ khi đi quan sát dạo chơi trên sân trường. Các con hãy lắng nghe giai điệu của bài hát và đoán xem đó là bài hát gì nào?

- Cô mở 1 đoạn nhạc cho trẻ nghe.

- Bài hát: “Ra chơi vườn hoa” do ai sáng tác?

- À đúng rồi đó là bài hát “Ra chơi vườn hoa” sáng tác của Văn Tấn. Bài hát này đã nhắn nhủ chúng ta khi ra chơi vườn hoa không được hái hoa để hoa mang lại vẽ đẹp trong sân trường.

- Cô mời cả lớp cùng hát thật hay với cô bài hát nào ( hát 1 lần)

- Cô thấy các con hát thuộc và hát hay bài hát này rồi. Để bài hát này hay hơn sinh động hơn thì hôm nay cô cháu mình cùng vỗ TTKH.

- Cho trẻ nhắc lại cách vỗ TTKH.

- Vỗ TTKH là tiếng thứ 1 và tiếng thứ 4 các con sẽ vỗ mạnh và thời gian nghĩ bằng nhau, tiếng thứ 2 và tiếng thứ 3 thì vỗ nhẹ, nhanh, và thời gian nghĩ bằng nhau. Có nghĩa là vỗ 4 cái, 1 chậm rồi đến 3 cái nhanh. (1_2-3-4 nghĩ)

- Cô mời cả lớp cùng hát vỗ TTKH nào.

- Lần 1: Cho cả lớp hát vỗ tay theo TTKH.

- Lần 2: Cho cả lớp hát vỗ TTKH với dụng cụ âm nhạc.

- Cho trẻ hát vỗ TTKH theo tổ: tổ đứng đối diện nhau, tổ đứng đội hình vòng tròn, tổ đứng tại chỗ. Mỗi tổ hát vận động 1 lần

- Vận động theo nhóm, cá nhân (cô sửa sai cho trẻ).

- Nhận xét và tuyên dương

Cô thấy bạn nào cũng thể hiện rất giỏi , cô khen tất cả lớp mình.

*Hoạt động 2: Nghe hát “ Lý cây bông” Dân ca Nam bộ

- Tiếp theo chương trình giao lưu âm nhạc ngày hôm nay đó là phần thể hiện tài năng của cô, cô sẽ đưa các con đến với miền quê Nam bộ qua bài hát: Lý cây bông

(Dân ca Nam Bộ)

- Cô hát lần 1: Cho trẻ ngồi quanh cô.

- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

- Bài hát “Lý cây bông” có giai điệu tha thiết, mượt mà nói về màu sắc các loại bông hoa, đố bạn biết đó là những bông hoa gì.

- Cô hát cho trẻ nghe lần 2, trẻ hưởng ứng cùng cô.

- Các con vừa nghe bài hát gì? Dân ca vùng nào.

* Ho¹t ®éng 3: Trò chơi: Ai nhanh nhất

Phần cuối của chương trình giao lưu âm nhạc ngày hôm nay đó là phần thi tài xem ai nhanh nhất.

- C« nêu tên trò chơi: Ai nhanh nhất

- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.

- C¸ch ch¬i: Cô đặt 4 cái ghế giữa lớp cô mời 5 bạn lên chơi, các bạn còn lại hát cho các bạn chơi đi vòng tròn khi có hiệu lệnh của cô thì các bạn phải tìm cho mình ghế để ngồi.

- Luật chơi: Ai không tìm được ghế thì phải nhảy lò cò một vòng xung quanh lớp.

Mỗi lần chơi cô đặt thêm ghế và mời thêm bạn chơi.

- Cho trẻ chơi 3 lần.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Kết thúc cho trẻ vỗ TTKH bài hát “Ra chơi vườn hoa