Thơ: Hạt gạo làng ta 

Thơ:  Hạt gạo làng ta “Trần Đăng Khoa”

1.Mục đích yêu cầu:

- Trẻ yêu quý và kính trọng người làm nghề.

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ và đọc thơ diễn cảm thể hiện được tình cảm đối với những người làm ra hạt gạo.

- Rèn kỹ năng đọc thuộc thơ diễn cảm.

2. Chuẩn bị :

* Không gian tổ chức: Trong lớp

* Đồ dùng phương tiện: Tranh vẽ nội dung bài thơ có chứa chử to.

3.Tiến hành:

- Cho trẻ hát bài “ Đưa cơm cho mẹ đi cày”

- Trò chuyện về một số nghề - giáo dục trẻ.

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài thơ.

- Cô giới thiệu tác phẩm, tác giả .

- Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe 2 lần kết hợp sử dụng tranh minh hoạ nội dung bài thơ.

- Đàm thoại nội dung bài thơ:

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?

+Bài thơ nói về hạt gạo của làng ta mang những hương vị gì? Được thể hiện qua những câu thơ nào?

+Hạt gạo còn chịu những nổi vất vả khó khăn nào?

+ Câu thơ nào nói lên nổi khổ của mẹ khi đi cấy?

+ Vậy khi ăn cơm chúng ta phải nghĩ đến ai, và phải làm gì?

 => Cô khái quát kết hợp giáo dục trẻ.

*Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ  

- Cho cả lớp , tổ đọc thơ gọi các bạn nam, bạn nữ đọc thơ.

- Đọc  nối tiếp cá nhân trẻ đọc thơ.(Cô chú ý sửa sai)

* Hoạt động 3: Trò chơi: “ Bé khéo tay”

- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm một nhóm tô màu, một nhóm gắn thẻ từ tương ứng tên bài thơ “ Hạt gạo làng ta”